Gánh nặng nợ khó đòi của Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận

Tính đến cuối tháng 6/2025, Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận đã trích lập dự phòng cho 17 khoản nợ khó đòi, trực tiếp khiến công ty lỗ lớn nhất lịch sử kinh doanh với hơn 269 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Bitago; HoSE: ABS) vừa công bố báo cáo tài chính với tình hình kinh doanh ghi nhận nhiều chỉ số sụt giảm.

Cụ thể, doanh thu của công ty trong kỳ đạt 35,2 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ cũng ghi nhận bốc hơi mạnh, giảm từ 21 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn 98 triệu đồng, tương đương giảm 99%.

Ở chiều ngược lại, trong khi các khoản chi phí được tiết giảm nhẹ, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt lên 268 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty ghi nhận chi phí dự phòng nợ khó đòi hoàn nhập lên tới 267 tỷ đồng.

Trước gánh nặng trên, Nông nghiệp Bình Thuận báo lỗ sau thuế đạt 269 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lãi 3,3 tỷ đồng ghi nhận vào cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử kinh doanh của công ty.

Công cụ cũ - giấc mơ mới níu chân nông nghiệp tuần hoàn

Theo Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận, doanh thu trong quý II/2025 giảm là do ảnh hưởng xung đột trên thế giới dẫn đến suy thoái kinh tế, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nông dân giảm diện tích cây trồng, giảm đầu tư dẫn đến nhu cầu phân bón của bà con nông dân giảm, nhu cầu nhiên liệu của các đơn vị thi công xây dựng giảm. Do đó, doanh thu phân bón, xăng dầu của công ty cũng giảm. Ngoài ra, công ty cho biết lỗ quý II/2025 tăng mạnh chủ yếu do công ty trích lập dự phòng nợ khó đòi.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 101 tỷ đồng, giảm 51%. Sau thuế, công ty lỗ 271 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lãi 6 tỷ đồng vào cùng kỳ năm trước.

Năm 2025, Nông nghiệp Bình Thuận đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu đạt 520 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 19% mục tiêu doanh thu.

Gánh nặng nợ khó đòi của Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận - Ảnh 1.

Tính đến cuối tháng 6/2025, Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận đã trích lập dự phòng cho 17 khoản nợ khó đòi, trực tiếp khiến công ty lỗ lớn nhất lịch sử kinh doanh với hơn 269 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2025, tổng tài sản của Nông nghiệp Bình Thuận đạt 724 tỷ đồng, giảm 27% so với đầu năm. Đáng chú ý, doanh nghiệp đang trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi liên quan đến 17 khoản phải thu ngắn hạn, bao gồm các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác.

Trong đó, khoản dự phòng lớn nhất là tại Công ty Cổ phần Đầu tư Smart Eco City, với số tiền dự phòng lên tới 97 tỷ đồng cho khoản phải thu 194 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty Cổ phần Tổng hợp Đầu tư Đảo Ngọc, dự phòng 83 tỷ đồng cho khoản phải thu 176 tỷ đồng. Công ty Đầu tư Xây dựng Bira cũng nằm trong danh sách, với khoản dự phòng 60 tỷ đồng cho khoản phải thu 179 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 6/2025, tổng tài sản của Nông nghiệp Bình Thuận đạt 79 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu kỳ.